Từng công tác ở nhiều đơn vị khác nhau, năm 2007, thầy Lâm chuyển về Trường THPT Núi Thành (huyện Núi Thành).
“Năm đó, trên địa bàn có CLB Ngân hàng máu sống, từ một buổi kêu gọi hiến máu tại trường, tôi hiểu cần làm gì nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn”, thầy Lâm nhớ lại.
21 lần hiến máu, nhiều kỷ niệm được thầy nhắc lại trong buổi trò chuyện.
"Kỉ niệm gần đây mà tôi nhớ là vào ngày 11/11/2019, khi đang dạy ở trường, bệnh viện báo đồng nghiệp ở trường đang thiếu tiểu cầu vì sốt xuất huyết. Trường lúc đó cho phép tôi tạm dừng dạy, cấp tốc đến bệnh viện hỗ trợ đồng nghiệp. Bản thân mình hiến nhiều lần nhưng không nghĩ có ngày mình cho máu chính người mà hằng ngày gặp, làm việc như vậy”.
![]() | ![]() |
Thầy Lâm nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khi có nhiều thành tích về phong trào hiến máu trong năm 2021
Trong đợt dịch Covid-19 năm 2021, khi bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam báo có một ca cần gấp máu, thầy Lâm lập tức lên đường. Dù thời điểm đó sức khoẻ không tốt lắm, nhưng khi nghe bệnh viện nói thiếu nhiều đơn vị máu, thầy Lâm đã hiến 350ml máu, thay vì 250 như mọi khi.
“Tôi cảm thấy vui hơn khi phong trào hiến máu của ngôi trường tôi đang công tác ngày càng phát triển. Nhiều giáo viên hăng hái trong việc hiến máu cứu người, đặc biệt là những cô giáo vẫn đăng ký mỗi lần có dịp”, thầy Lâm giãi bày.
Thầy Lâm vừa qua cũng nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khi có nhiều thành tích về phong trào hiến máu trong năm 2021.
Thầy Nguyễn Tấn Triều, Hiệu trưởng Trường THPT Núi Thành cho biết, thầy Lâm là một trong những giáo viên có nhiều thành tích xuất sắc của nhà trường.
“Thầy Lâm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm vừa rồi, cũng là tổ phó chuyên môn.
Thầy là một giáo viên gương mẫu khi có nhiều lần hiến máu cứu người, cùng với đó hỗ trợ cho học sinh về sách vở, tiền mặt. Nhà trường cũng rất tự hào khi tại đây có nhiều thầy cô tình nguyện hiến máu trong thời gian qua. Những năm gần đây trường luôn nhận được giấy khen, bằng khen của các cấp về phong trào này”, thầy Triều nói.
Công Sáng
" alt=""/>Thầy giáo ở Quảng Nam 21 lần hiến máuTruyền thông địa phương cho biết, 3 đơn vị trực thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine là Kraken, Artan và Quân đoàn Quốc tế đã đẩy lùi đợt tiến công của Nga. Một đoạn video ghi lại cuộc giao tranh cũng được đăng tải sau đó.
"Không có một binh lính nào của đối phương ở trong Chasiv Yar. Thành phố này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi", cơ quan tình báo Ukraine cho biết.
Quân đội Ukraine đẩy lùi đợt tập kích của Nga tại Chasiv Yar. Video: Pravda
Nga kiểm soát thêm làng ở Kharkiv
Theo TASS, trong ngày 18/5, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Starytsia ở vùng Kharkiv.
"Các đơn vị thuộc lực lượng tác chiến phía bắc đã chủ động tiến công, qua đó giành quyền kiểm soát khu định cư này và cải thiện vị trí ở tiền tuyến", phía Nga cho biết.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, trong vòng 24 giờ qua, quân đội Nga đã đánh chặn 37 UAV và tên lửa Ukraine. Đáng chú ý, lực lượng Nga còn bắn nổ 1 radar của tổ hợp phòng không IRIS-T, đồng thời tập kích một kho chứa xuồng cảm tử của Ukraine tại sông Dnipro.
Hiện Ukraine chưa đưa ra bình luận chính thức về tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.
Một số hiệu trưởng cho hay, nếu chỉ điều chỉnh ở một môn học vẫn có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn, kế hoạch giáo dục nhà trường, công tác tuyển sinh lớp 10 và cả kế hoạch biên chế năm học như tính toán số tiết/giáo viên, phân công giáo viên.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) nói đang chờ phương án cuối cùng được Bộ GD-ĐT đưa ra.
Theo ông Tùng, hiện, dù chưa có thông báo chính thức về việc học sinh khối 10 năm học 2022-2023 - khối đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, sẽ học môn Lịch sử bắt buộc và lựa chọn như thế nào, song nhà trường đã phải lên các phương án thay đổi lại so với dự kiến.
Nếu môn Lịch sử bậc THPT được xác định gồm cả phần kiến thức bắt buộc, thì với 11 lớp 10, số tiết môn Lịch sử sẽ tăng ít nhất 11 hoặc 22 tiết/1 tuần (tùy vào phân phối chương trình là 1 hay 2 tiết/tuần).
“Trong trường hợp đó chúng tôi sẽ phải tính đến cả việc tuyển thêm 1 giáo viên môn Lịch sử. Thế nhưng, nếu tuyển vội vàng cũng lo sẽ không có được giáo viên chất lượng khi các trường tư thục sẽ bắt đầu năm học từ khoảng 1/8/2022.
Ngoài ra, nếu tăng số tiết môn Lịch sử thì phải giảm số tiết tăng cường một số môn khác trong các tiết học buổi chiều (Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp học 2 buổi/ngày -PV). Như vậy, các bộ môn đó phải điều chỉnh lại kế hoạch đã chuẩn bị trong hè”.
Ông Tùng cũng băn khoăn liệu có sử dụng được sách giáo khoa đã viết theo chương trình ban đầu hay không.
“Hiện nay, công tác tập huấn chuyên môn của bộ môn Lịch sử vẫn bám theo các bộ sách đã có. Không biết chương trình học bắt buộc có thực sự hấp dẫn giáo viên hay không khi thời gian biên soạn rất ngắn bởi năm học đã rất cận kề”.
Cô T., hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng cho biết cũng đang chờ đợi hướng dẫn.
“Nhà trường cũng đành chờ đợi có kết luận cuối cùng để tính phương án chuẩn bị triển khai một thể. Với lớp 10 tuyển sinh năm nay, chúng tôi sẽ làm một cuộc tư vấn định hướng đầu cấp, nhưng dự kiến sẽ rất khó khăn”.
Cô giáo này cho rằng nếu theo lẽ thường, việc điều chỉnh môn Lịch sử từ lựa chọn sang có cả phần bắt buộc và phần tự chọn thì thiết kế Chương trình phổ thông mới cũng phải thay đổi.
“Có thể sẽ phải sửa số tiết, không chỉ môn học này mà mà còn kéo theo sửa số tiết các môn học khác. Bởi theo thiết kế ban đầu, môn học bắt buộc là 12 tiết/tuần, môn học lựa chọn 10 tiết/tuần, cộng với các chuyên đề học tập, các hoạt động giáo dục địa phương, tổng cộng là 29 tiết/tuần.
Nếu Lịch sử vừa gồm bắt buộc vừa gồm phần tự chọn thì liệu có phải tăng số tiết? Như vậy liệu có phải giảm số tiết của môn học nào trước đây?” - vị hiệu trưởng băn khoăn.
Dù vậy, nữ giáo viên cho biết, điều quan trọng nhất vẫn là cần làm sao để môn Lịch sử được khẳng định bằng cách dạy học, phương pháp giảng dạy, sức hấp dẫn của sách giáo khoa qua việc học sinh hứng thú.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) nói việc chọn tổ hợp để dạy học, để học không khó nhưng câu hỏi đặt ra là sau 3 năm học theo tổ hợp thì việc chọn này sẽ đi đâu.
“Chúng tôi, giáo viên và phụ huynh rất cần Bộ có câu trả lời để định hướng cho học sinh, bởi giáo dục phải có tầm nhìn dù chỉ là 1 niên khoá, chứ không thể cứ để học rồi đến ngày thi rồi mới chọn lựa", ông Phú nói và trăn trở cũng rất cần câu trả lời cho câu hỏi năm 2025 thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo kiểu gì để tư vấn phụ huynh lựa chọn.
Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) thì chờ đợi nội dung thiết kế môn Lịch sử cô đọng, hợp lý, vừa sức để học sinh cảm thấy học Sử không nặng nề.
Theo thầy Du, trong trường hợp nếu là môn học lựa chọn có phần bắt buộc, Bộ GD-ĐT có thể lựa chọn các nội dung cần thiết từ chương trình cũ đề thiết kế ra phần bắt buộc cho học sinh.
Cá nhân thầy Du cho rằng mọi sự thay đổi đều chấp nhận được khi vị trí môn Lịch sử được coi trọng thật sự trong chương trình phổ thông.
Thanh Hùng - Lê Huyền